Nội dung chính
Lễ hội truyền thống Cố đô Hoa Lư – Ninh Bình
Lễ Hội Hoa Lư – Nét văn hóa lịch sử
Lễ hội cố đô Hoa Lư ( hội Trường Yên hay hội Cờ Lau) hiện đang là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Lễ hội được tổ chức hàng năm nhằm tôn vinh vị anh hùng dân tộc Đinh Bộ Lĩnh, người đã thành lập triều đại phong kiến tập quyền đầu tiên ở Việt Nam. Đây là một trong những lễ hội lớn nhất ở Ninh Bình nói riêng và ở Việt Nam nói chung, hiện đang được đề nghị tổ chức theo nghi thức Nhà nước với vai trò là ngày Quốc lễ.
Hơn 1000 năm về trước, Đinh Bộ Lĩnh sau khi dẹp loạn 12 sứ quân đã lên ngôi hoàng đế với hiệu là Đinh Tiên Hoàng. Dưới triều nhà Đinh – Hoa Lư đã được chọn làm kinh đô của nước Đại Cồ Việt. Đây là nhà nước phong kiến tập quyền đầu tiên của đất nước ta. Sau đó là sự nối nghiệp của nhà Lê, nhà Lê với những chiến công lịch sử trong việc đánh Tống bình Chiêm, toàn vẹn lãnh thổ bờ cõi.
Nét độc đáo của lễ hội truyền thống cố đô Hoa Lư Ninh Bình
Như bao lễ hội khác của Việt Nam, hội Trường Yên có 2 phần chính: phần lễ và phần hội. Dưới đây là chi tiết các phần diễn ra trong thời gian 3 ngày lễ hội.
Phần lễ
Phần lễ bao gồm: Lễ mở cửa đền, Lễ rước nước, Lễ dâng hương, Lễ rước lửa, Lễ mộc dục, Lễ tiến phẩm, Lễ rước kiệu, Lễ hội hoa đăng
Lễ mở cửa đền
Được diễn ra ở hai đền vua Đinh Tiên Hoàng và đền Vua Lê Đại Hành trước khi diễn ra lễ hội một ngày. Sau lễ mở cửa đền du khách có thể ra vào không càn phải xuất trình vé như ngày bình thường.
Lễ mộc dục
Lễ mộc dục là lễ tắm tượng thần, lễ được tiến hành vào nửa đêm trước ngày khai hội. Lễ mục dục được làm sau khi tiến hành lễ cáo thần. Sau lễ mộc dục là tế gia quan (mặc áo, đội mũ cho tượng thần). Đối với các vị quan đại thần nhà Đinh, Tiền Lê không có tượng mà chỉ có bài vị (thần vị) thì áo mũ đặt lên ngai. Sau đó tượng thần (hay thần vị, hoặc có khi chỉ là áo mũ) đặt lên kiệu, chuẩn bị cho đám rước thần sáng ngày khai hội.
Lễ rước nước
Lễ rước nước được bắt đầu từ sáng sớm ngày 8/3 âm lịch, đây là nghi lẽ mở đầu cho ngày khai hội. Với nhiều sự góp mặt của người dân cùng hướng về cội nguồn dân tộc. Đoàn người khởi hành từ đền Vua Đinh Tiên Hoàn đến bến sông Hoàng Long thì dừng lại lấy nước vào ché mang về đền.
Lễ rước nước được chuẩn bị khá công phu. Trước ngày khai hội, ở sông Hoàng Long chọn một cây tre lớn trên ngọn tre sẽ treo một dải phướn màu vàng và ghi lời chú. Nội dung những lời chú là Thần dân, con cháu trăm họ luôn nhớ ơn rồng vàng ở sông này đã cứu giúp vị Hoàng Đế nhà Đinh. Lễ rước nước được tổ chức hết sức trang nghiêm, thành kính, thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc.
Lễ rước lửa
Lễ rước lửa được thực hiện ở hai đền thờ vua Đinh như một mối liên kết giữa tuổi thơ và quá trình trưởng thành, hoàn thành sứ mệnh đất nước lập lên sự nghiệp thống nhất giang sơn.
Ngọn lửa thiêng liêng được rước từ đền Đinh Bộ Lĩnh tại xã Gia Phương huyện Gia Viễn tỉnh Ninh Bình. Lễ rước tiến hành dâng hương, cúng tế trờiđất và nghi lễ xin lửa về đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng tại xã Trường Yên huyện Hoa Lư để thắp sáng và truyền ngọn lửa thiêng liêng trong quá tình diễn ra lễ hội.
Ngọn lửa thiêng còn được rước từ đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng về tượng đài Lý Thái Tổ tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội để khai mạc một số sự kiện văn hóa thể thao khác.
Các lễ các của phần lễ: Lễ tế chính, lễ tiến phẩm, lễ rước kiệu và lễ hoa đăng đều diễn ra hết sức trang trọng, thể hiện tấm lòng biết ơn, tưởng niệm những người đã hy sinh vì đất nước của nhân dân.
Phần hội
Phần hội của lễ hội truyền thống Cố đô Hoa Lư diễn ra với các trò chơi dân gian: cờ người, đua thuyền, xếp chữ, hát chèo, múa gậy,…và một số trò chơi đa dạng khác. Nogiaf những trò chơi dân gian đa dạng thì có thể kể đến một số hoạt động khác của lễ hội như:
Khai mạc lễ hội
Đây là màn diễn sân khấu đương đại để khai mạc lễ hội và truyền hình trực tiếp. Sau phần phát biểu của các vị lãnh đạo là màn trống hội Hoa Lư. Các màn diễn nhằm tái hiện lại lịch sử diễn ra tại kinh đô Hoa Lư xưa như: sự kiên lên ngôi hoàng đế của Đinh Bộ Lĩnh và Lê Hoàn, đánh thắng giặc Tống, rời đô về Thăng Long,… và kết thúc là màn thả rồng bay lên cho tới hết buổi sáng khai mạc.
Cờ Lau tập trận
Cờ Lau tập trận như một trò chơi tái hiện lại những buổi tập dượt, rèn luyện của vua Đinh Bộ Lĩnh thời niên thiếu. Tham gia trò chơi gồm 60 em thiếu niên gồm 13-15 tuổi. Lựa chọn một em khôi ngô nhất làm Đinh Bộ Lĩnh, đội mũ bình thiên bằng rơm, tay cầm bông lau có tán vàng và các em còn lại sẽ là thành phần của 3 quân. Hội diễn thể hiện ý chí của vị anh hùng họ Đinh và ba quân.
Xếp chữ Thái Bình
Màn diễn này gồm có 120 thiếu nữ mặc áo tứ thân màu xanh tham gia, tay cầm cờ, theo nhịp trống giục 3 tiếng mà kéo chữ. Từng hàng sẽ lần lượt kéo các chữ để tạo nên chữ “Thái Bình” mang ý nghĩa tưởng nhớ đến niên hiệu mà vị anh hùng nhà Đinh đẵ đặt khi lên ngôi.
Trải qua thời gian hàng ngàn năm, lễ hội truyền thống Cố đô Hoa Lư đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân Ninh Bình. Gía trị truyền thống vẫn nguyên vẹn truyền từ đời này đến đời sau như sự tiếp nối của dòng chảy lịch sử. Người dân Việt Nma nói chung và người dân Ninh Bình nói riêng vẫn luôn hướng về cội nguồn dân tộc.
Những nét độc đáo và đặc sắc của hội hằng năm đã và đang thu hút hàng nghìn lượt du khách thập phương khi về với vùng đất Cố đô. Nếu bạn chưa có dịp chứng kiến và tham gia lễ hội thì hãy sắp xếp đến nơi đây vào lễ hội Hoa Lư diễn ra vào tháng 3 âm lịch sắp tới nhé!
Thời gian và địa điểm diễn ra lễ hội truyền thống cố đô Hoa Lư
Trong nhiều năm trở lại đây, Ninh Bình trở thành điểm đến của nhiều khách du lịch. Trong đó, nhiều du khách lựa chọn thời gian đến với Ninh Bình vào ngày 6,7,8 tháng 3 âm lịch hàng năm để có thể tham gia lễ hội truyền thống cố đô Hoa Lư. Thời gian này cũng trùng với thời gian người dân Việt Nam được nghỉ lễ giỗ Tổ Hung Vương (10/3).
Địa điểm diễn ra lễ hội Hoa Lư là tại xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Lễ hội được tổ chức cách trung tầm thành phố Ninh Bình khoảng 10km. Khách du lịch có thể đi theo đường quốc lộ 1A, sau đó rẽ vào quốc lộ 38B đến địa phận xã Trường Yên.