Kinh nghiệm du lịch Tam Cốc – Bích Động Ninh Bình

Tam Cốc nghĩa là Ba hang. Nơi này xa xưa từng là biển cả sóng vỗ qua nhiều thế kỷ bào mòn vào vách đá tạo nên những hình thù kỳ lạ. Toàn cảnh động là sông nước, đồng ruộng, bầu trời ở đây đều phủ một màu xanh ngợp mắt nên đã được đặt cho động một cái tên rất đẹp và mộng mơ “Bích Ðộng” (có nghĩa là Ðộng Xanh).Khi đến với nơi đây sau khi khi thăm viếng chùa du khách sẽ được ngồi trên con thuyền nhỏ đưa du khách đi quanh co trong những hang núi huyền ảo.

Cùng chia sẻ kinh nghiệm du lịch Tam Cốc – Bích Động Ninh Bình

Tam Cốc nghĩa là Ba hang. Nơi này xa xưa từng là biển cả sóng vỗ qua nhiều thế kỷ bào mòn vào vách đá tạo nên những hình thù kỳ lạ. Toàn cảnh động là sông nước, đồng ruộng, bầu trời ở đây đều phủ một màu xanh ngợp mắt nên đã được đặt cho động một cái tên rất đẹp và mộng mơ “Bích Ðộng” (có nghĩa là Ðộng Xanh).Khi đến với nơi đây sau khi khi thăm viếng chùa du khách sẽ được ngồi trên con thuyền nhỏ đưa du khách đi quanh co trong những hang núi huyền ảo.

chua-tam-coc-bich-dong

Chùa Tam Cốc Bích Động

Nên đi Tam Cốc vào thời gian nào?

Các bạn có thể lựa chọn thời gian phù hợp với kế hoạch cá nhân, tuy nhiên có một vài mốc thời gian  cho các bạn lựa chọn như sau:

  • Khoảng thời gian từ tháng 1-3 âm lịch hàng năm sẽ diễn ra hội chùa Bái Đính, các bạn có thể lựa chọn thời gian này kết hợp đi lễ và du lịch Tam Cốc. Ngày mùng 8/3 âm lịch lễ hội truyền thống Cố đô Hoa Lư sẽ được diễn ra và trải nghiệm nhiều các hoạt động  dân gian
  • Vào khoảng tháng 4 thời tiết khá dễ chịu, không có cái nóng ẩm của miền Bắc, thời tiết ít mưa nên 2 tiếng ngồi trên truyền sẽ không có gì  đó khó chịu
  • Còn vào khoảng cuối tháng 5 đầu tháng 6 là thời điểm lúa chín trên cách đồng Tam Cốc, những ruộng lúa xanh xen lẫn những ruộng lúa chín vàng sẽ tạo nên bức tranh vô cùng tuyệt đẹp

Phương tiện đi tới Tam Cốc – Bích Động

Đi tới Ninh Bình

Ninh Bình là nút giao thông quan trọng, vậy nên việc di chuyển tới Ninh Bình rất dễ dàng.

Đường bộ

Các bạn có thể lựa chọn xe công cộng, các tuyến xe từ Hà Nội ( xuất phát từ bến xe Giáp Bát hoặc bến xe Mỹ Đình), ngoài các tuyến xe này các bạn có thể lựa chọn thêm xe limousine.

Ngoài phương tiện công cộng có thể lựa chọn phương tiện cá nhân. Nếu các bạn sử dụng phương tiện ô tô có thể đi theo hướng cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ – Ninh Bình, các bạn có thể mất từ 1-2 giờ sẽ tới trung tâm thành phố Ninh Bình, từ đây đến các điểm du lịch gần như không quá 30km. Nếu bạn sử dụng phương tiện xe máy thì có thể đi theo đường QL1A  đi qua Hà Nam rồi đi theo hướng Ninh Bình – Thanh Hóa tránh đi nhầm hướng Nam Định – Thái Bình (đỡ vòng vèo).

Đường sắt

Ninh Bình có trục đô thị nằm trên tuyến đường sắt Bắc-Nam. Trên địa bàn tỉnh có các ga Ninh Bình, ga Cầu Yên, ga Ghềnh và ga Đồng Giao. Do đó các bạn dù ở trong Nam hay ngoài Bắc đều có thể dễ dàng đến với Ninh Bình bằng các chuyến tàu Thống Nhất.

Từ Ninh Bình đi Tam Cốc – Bích Động

Từ trung tâm thành phố đến Tam Cốc rất gần nên các bạn có thể thuê taxi hoặc xe ôm (nếu các bạn muốn đến một điểm duy nhất) hoặc các bạn có thể thuê xe máy riêng kết hợp đi nhiều điểm du lịch khác.

Các địa điểm thăm quan khi đến Tam Cốc

Tam Cốc

Tam Cốc là 3 hang gồm: hang Cả hang Hai và hang Ba. Cả ba hang đều được tạo nên bởi dòng sông Ngô Đồng đâm xuyên qua núi. Đây là tuyến du thuyền đầu tiên được khai thác ở khu du lịch Tam Cốc – Bích Động.

  • Hang Cả có chiều dài 127m, cửa hang rộng 20m xuyên qua một ngọn núi lớn. Trong hang có nhiều nhũ đá với muôn hình vạn trạng.
  • Hang Hai cách hang Cả khoảng 1km, hang Hai có chiều dài hơn 60m, trong hang cũng có những nhũ đá với muôn hình muôn vẻ.
  • Đến với hang Ba, hang này gần với hang Hai có chiều dài khoảng 50m, phía trên trần hang như một vòm đá và thấp hơn so với hai hang trên.

Khi thăm Tam Cốc, du khách sẽ xuống thuyền và di chuyển từ bến trung tâm. Du khách sẽ được trải nghiệm trên dòng sông Ngô Đồng uống lượn qua các khe, vách núi và qua những cánh đồng lúa. Thời gian đi và trở về khoảng 2 giờ. Phong cảnh nơi đây có thể thay đổi theo mùa, nhất là hai bên dòng sông Ngô Đồng thay đổi theo mùa lúa ( đồng lúa xanh mướt hoặc lúa chín vàng cả cánh đồng)

tam-coc-ninh-binh

Khung cảnh Tam Cốc vào mùa lúa chín

Đền Thái Vi – Động Thiên Hương

Đây là nơi thờ các vị vua nhà Trần cùng hoàng hậu Trần Thị Dung.

dan-thai-vi-ninh-binh

Đền Thái Vi

Vùng núi Tam Cốc đã từng là nơi nhà Trần về xây dựng hành cung Vũ Lâm trong kháng chiến chống Nguyên Mông. Du khách có thể đi bộ đến đền từ bến thuyền khoảng 2km.

Động Thiên Hương nằm trên đường từ sông Ngô Đồng đến đền Thái Vi, động này khô và sáng nằm ở lưng chừng núi có độ cao so với mặt đất khoảng 15m. Chiều cao động khoảng 60m, sâu 40m và rộng 20m. Trên đỉnh động rỗng nên còn có tên là Động Trời. Phía bên trong động là miếu thờ bà Trần Thị Dung, vợ vua Lý Huệ Tông, và là người đã truyền cho người dân xã Ninh Hải nghề thêu ren.

 

Bích Động – Xuyên Thủy Động

Bích Động là động xanh, nằm cách bến thuyển khoảng 2km. Đây là một những thắng cảnh được người xưa gọi là “Nam thiên đệ nhất động”. Bích Động gồm có một động khô nằm trên lưng chừng núi (là chùa Bích Động) và một hang động nước đâm xuyên qua lòng núi (gọi là Xuyên Thủy Động). Phía trước động là một nhánh sông Ngô Đồng uốn lượn bên sườn núi, bên kia sông là cánh đồng lúa.

chua-bich-dong

Chùa Bích Động

Xuyên Thủy động là một động tối và ngập nước nằm dọc theo chiều dài khối núi Bích Động. Bề rộng của Xuyên Thủy động là khoảng 6m, chỗ rộng nhất là 15m, trần và vách động bằng phẳng, tạo hóa như cếp từng phiến đá lớn thành mái vòm cung, bán nguyệt lớn với muôn hình. Xuyên Thủy động giống như một đường ống hình bán nguyệt bằng đá dài khoảng 350m uốn lượn từ phía Đông sang phía Tây.

Lối vào Xuyên Thủy động nằm phía sau núi, đối diện với đường vào chàu Bích Động. Tại điểm kết thúc hành trình xuyên thủy động du khách có thể leo núi để tới động và chùa Bích Động.

Động Tiên – Chùa Linh Cốc

Động Tiên nằm cách chùa Bích Động khoảng 1km, đây là động khô đẹp của khu du kịch Tam Cốc – Bích Động. Động có ba hang lớn rộng và cao. Trần động có nhiều vân đá và nhũ đá rũ xuống lấp lánh với nhiều mầu sắc. Trên trần động có nhiều dơi và chim cư trú. Đứng từ bên ngoài nhìn vào động như một lâu đài tráng lệ. Các biến đổi của tự nhiên đã tạo nên những hình dáng kỳ thú của nhũ đá trong động với hình thú cây tiền, ông tiên, con rồng…, khi gõ vào nhũ đá sẽ phát ra những âm thanh kì lạ.

Chùa Linh Cốc nằm trong núi chùa Móc, phía trước chùa là một cánh đồng nước. Sân chùa rộng ở ngay chân núi và hai bên sân có nhà thờ tổ. Ba gian quay hướng tây bắc, đặt tượng thờ thánh tăng là đức A Nam Đà và đức tổ tây, mũi cao, tóc quăn, râu quai nón là người Ấn Độ. Nhà trai 5 gian, quay hướng đông nam.Điện Mẫu quay lưng vào sườn núi, hướng tây nam, xây dựng theo kiểu chữ ” Tam”. Hậu cung là một gian thờ Tam Toà Thánh Mẫu gồm: Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải, Mẫu Liễu Hạnh. Thiêu hương gồm 3 gian thờ Công Đồng Thánh Mẫu, Tiền Đường 5 gian, gian cuối bên tay trái có treo quả chuông.

chua-linh-coc

Chùa Linh Cốc