Lịch sử và văn hóa huyện Gia Viễn
Những làng nghề truyền thống tại Gia Viễn
Ngành nghề chính của Gia Viễn từ xưa đến nay là nông nghiệp: trồng trọt, chăn nuôi. Bên cạnh đó, các đia phương cũng có những ngành nghề phụ như:
– Đóng tàu ở Đồng Chưa
– Đan lát Gia Trung
– Nghề thợ xây dựng Gia Lập
– Thêu ren ở Gia Xuân
– Một số còn nghề làm nón Gia Vượng.
Di tích lịch sử ở huyện Gia Viễn
Gia Viễn đươnc biết đến vùng đất “sinh vương, sinh thánh”. Đây là quê hương, nơi đã sinh ra vua Đinh Tiên Hoàng và thánh Nguyễn Minh Không (Lý Quốc Sư). Gia Viễn còn nhiều danh nhân tiêu biểu khác như: Tể tướng Nguyễn Bặc, Ngoại giáp Đinh Điền, Thượng thư Trịnh Tú, Thái sư Lưu Cơ thời nhà Đinh và thái sư Trương Bá Ngọc thời Lý. Huyện Gia Viễn có nhiều di tích lịch sử văn hóa như:
– Động Hoa Lư: thuộc xã Gia Hưng, là căn cứ ban đầu của sứ quân Đinh Bộ Lĩnh
– Động Địch Lộng: là động đẹp được vua Minh Mạng ban tặng cho 5 chữ là “Nam thiên đệ tam động”. Từ năm 1740 động là nơi thờ Phật.
– Kẽm Trống: là danh thắng nổi tiếng từ xa xưa nằm giữa Hà Nam và Ninh Bình được tạo ra bởi sông Đáy và các dãy núi hai bên bờ.
– Chùa Bái Đính: là khu chùa cổ gắn với nhiều sự kiện lịch sử. Hiện tại ở đây đã xây dựng khu chùa mới với quy mô lớn hấp dẫn khách du lịch.
– Đền thờ Đinh Bộ Lĩnh: là ngôi đền cổ, xây dựng tại nơi sinh ra danh nhân Đinh Tiên Hoàng
– Đền Thánh Nguyễn: xưa là chùa Viên Quang Tự, tương truyền do quốc sư Nguyễn Minh Không lập nên để tu hành[4].